SỬ DỤNG NHÃN HIỆU CHƯA ĐĂNG KÝ

Câu hỏi:

Kính gửi Luật sư Công ty SETHACO, tôi hiện có nhu cầu sản xuất và bán một số sản phẩm quần áo thời trang do tôi tự thiết kế. Tôi cũng đã nghĩ ra một thương hiệu cho riêng mình. Nhưng hiện tôi chưa thành lập công ty thì có được đăng ký nhãn hiệu hay không? Và tôi cứ sử dụng thương hiệu này và treo biển quảng cáo thì có bị vi phạm pháp luật hay không?

Luật sư tư vấn:

Căn cứ Luật sở hữu trí tuệ năm 2005, được sửa đổi bổ sung năm 2009, Thông tư 01/2007/TT-BKHCN về hướng dẫn thi hành Nghị định 103/2006/NĐ-CP và luật sở hữu trí tuệ

Hiện Luật Sở hữu trí tuệ và tất cả các văn bản liên quan tới pháp luật SHTT khác đều không có bất kỳ quy định nào về việc muốn sử dụng nhãn hiệu thì phải qua thủ tục đăng ký tại Cục Sở hữu trí tuệ. Các thuật ngữ mà pháp luật Sở hữu trí tuệ sử dụng là “đăng ký bảo hộ” đối với nhãn hiệu, “điều kiện bảo hộ” của nhãn hiệu… Dựa vào đây có thể thấy, bản chất của việc đăng ký nhãn hiệu là “đăng ký để được bảo hộ nhãn hiệu”, chứ không phải đăng ký để được sử dụng nhãn hiệu.

Thực vậy, nếu có nhu cầu sử dụng nhãn hiệu, bạn vẫn có thể thiết kế và sử dụng nhãn hiệu hoàn toàn bình thường, tuy nhiên, có một số nội dung cần lưu ý:

Thứ nhất: Cơ sở để xác lập và phát sinh quyền được bảo hộ đối với nhãn hiệu là chủ nhãn hiệu phải thực hiện thủ tục đăng ký nhãn hiệu tại Cục SHTT (trừ trường hợp đối với tên thương mại). Sau khi đảm bảo đủ các điều kiện để được bảo hộ nhãn hiệu theo quy định tại các Điều 72, 73, 74, 75 của Luật Sở hữu trí tuệ và được Cục SHTT cấp  văn bằng bảo hộ, thì cá nhân/tổ chức là chủ sở hữu của nhãn hiệu hoàn toàn được xác lập toàn bộ quyền bảo hộ của mình đối với nhãn hiệu, bao gồm: quyền sử dụng, quảng cáo, in ấn nhãn hiệu lên các sản phẩm, nhượng quyền thương mại, nhượng quyền sử dụng nhãn hiệu, nhượng quyền sở hữu nhãn hiệu cho cá nhân/tổ chức khác…. Nếu phát hiện ra bất kỳ hành vi xâm phạm nào về nhãn hiệu, thương hiệu, chủ sở hữu văn bằng bảo hộ nhãn hiệu ngay lập tức được quyền yêu cầu các cơ quan nhà nước có thẩm quyền tham gia giải quyết và xử phạt.

Thứ hai: Việc đăng ký nhãn hiệu là cần thiết đối với việc để chủ nhãn hiệu xem xét hàng hoá/dịch vụ có gắn nhãn hiệu của mình có bị coi là vi phạm pháp luật Sở hữu trí tuệ hay các quy định pháp luật khác hay không. Bởi trên thực tế có những trường hợp có các nhãn hiệu đã được cá nhân/tổ chức tiến hành đăng ký tại Cục SHTT nhưng không được các chủ đơn này quảng cáo, sử dụng rộng rãi, nên các chủ thể kinh doanh khác không thể biết được nhãn hiệu đó đã được bảo hộ hay chưa. Việc không rõ ràng này dẫn đến sự vi phạm về pháp luật sở hữu trí tuệ của các bên sử dụng nhãn hiệu trùng hoặc tương tự gây nhầm lẫn với các nhãn hiệu đã được bảo hộ. Do vậy, đã xảy ra những trường hợp chủ thể kinh doanh rõ ràng không biết, không muốn vi phạm pháp luật nhưng vẫn bị xử phạt vi phạm hành chính về SHTT do sử dụng nhãn hiệu trùng/tương tự gây nhầm lẫn với các sản phẩm do bên khác cung cấp.

Vì vậy, việc đăng ký bảo hộ nhãn hiệu lúc này sẽ được coi như là một bước để các chủ thể kinh doanh biết rằng, nhãn hiệu của mình có thực sự được coi là “độc quyền” hay không, có trùng lặp với nhãn hiệu của người khác hay không để tránh những sự việc đáng tiếc như: mất rất nhiều chi phí quảng cáo thương hiệu và sử dụng lên sản phẩm… thì cuối cùng các sản phẩm này lại bị thu hồi, thương hiệu biến mất….

Với cơ chế thị trường phát triển như hiện nay, cùng với hoạt động xuất nhập khẩu các loại sản phẩm diễn ra vô cùng phổ biến thì lượng hàng hoá với các thương hiệu xuất hiện ngày càng đa dạng và mở rộng hơn. Do đó, việc đăng ký bảo hộ thương hiệu lại là điều cần thiết hơn nữa để bảo vệ được quyền lợi cho các chủ thể kinh doanh trong quá trình hoạt động.

Mọi thông tin thắc mắc cần tư vấn, liên hệ tới tổng đài tư vấn sở hữu trí tuệ miễn phí  0908128467 Luật sư SETHACO sẽ hỗ trợ và giải đáp cho bạn !

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.

Thông tin liên quan

Tư vấn trực tuyến